Đo lường Bền vững

Dân số

Biểu đồ cho thấy sự tăng trưởng dân số loài người từ 10.000 năm trước Công nguyên đến năm 2000, minh họa mức tăng trưởng hiện nay theo cấp số nhân.

Theo số liệu dân số ước tính và dự báo của Liên Hiệp Quốc năm 2008, dân số thế giới dự kiến ​​đạt 7 tỷ vào đầu năm 2012, tăng từ 6,9 tỉ (tháng 5 năm 2009), và sẽ vượt quá 9 tỷ người vào năm 2050. Phần lớn gia tăng diễn ra ở các nước đang phát triển, với dân số dự kiến ​​sẽ tăng từ 5,6 tỷ trong năm 2009 lên 7,9 tỷ vào năm 2050. Sự gia tăng này chủ yếu nằm trong độ tuổi 15-59 (1,2 tỷ) và hơn 60 tuổi (1,1 tỷ) vì dự đoán số lượng trẻ em dưới 15 tuổi ở các nước đang phát triển sẽ giảm. Ngược lại, dân số của các vùng phát triển hơn ước tính chỉ tăng nhẹ 1,23-1,28 triệu, và có thể giảm 1,15 triệu do xu hướng di cư ròng ​​từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển, dự kiến ​​trung bình khoảng 2,4 triệu người trong khoảng từ năm 2009 đến 2050.[1] Ước tính dài hạn về dân số toàn cầu cho thấy có thể lên đến đỉnh điểm 9-10 tỷ người vào khoảng năm 2070, sau đó giảm chậm đến 8,4 tỷ vào năm 2100.[2]

Các nền kinh tế đang nổi lên như Trung QuốcẤn Độ, cũng như các nước không công nghiệp hóa nói chung đều mong muốn những tiêu chuẩn sống của thế giới phương Tây.[3] Chính sự kết hợp giữa gia tăng dân số ở các nước đang phát triển và mức tiêu thụ không bền vững ở các nước phát triển đã đặt ra một thách thức khó khăn đối với sự bền vững.[4]

Khả năng chu cấp

Phương pháp đo lường nhu cầu con người lên hệ sinh thái tại những quốc gia khác nhau so với Chỉ số phát triển con người (HDI) tại các quốc gia đó.

Ngày càng có nhiều dữ liệu cho thấy rằng con người không sống trong khả năng chu cấp của hành tinh. Các phương pháp đo lường nhu cầu của con người lên hệ sinh thái Trái Đất (Ecological footprint) đã xác định mức tiêu thụ của con người trong lĩnh vực đất trồng trọt chăn nuôi cần thiết để cung cấp các nguồn lực và xác định sự hấp thụ chất thải của lượng công dân trung bình trên toàn cầu. Trong năm 2008, mỗi người cần 2,7 ha trên diện tích toàn cầu, nhiều hơn 30% so với khả năng sinh học tự nhiên là 2,1 ha (giả sử không chu cấp cho các sinh vật khác).[5] Kết quả của sự thâm hụt sinh thái là phải dùng những nguồn phụ không bền vững, khai thác được theo 3 cách: rót chế phẩm sinh vật vào hàng hoá và dịch vụ thương mại thế giới; lấy từ quá khứ (ví dụ như nhiên liệu hóa thạch); hoặc vay mượn từ tương lai như sử dụng tài nguyên không bền vững (ví dụ bằng cách khai thác rừng và thủy sản).

Các con số (bên phải của hình) so sánh mức bền vững của quốc gia bằng cách so sánh tác động sinh thái của con người tương phản với Chỉ số phát triển con người (HDI - một thước đo mức sống). Biểu đồ cho thấy những gì các quốc gia cần để duy trì một tiêu chuẩn cần thiết cho đời sống công dân, trong khi đồng thời vẫn duy trì việc sử dụng các nguồn tài nguyên bền vững. Xu hướng chung để nâng cao mức sống là trở nên kém bền vững. Dân số tăng trưởng luôn có tác động rõ rệt lên mức tiêu thụ và hiệu quả sử dụng tài nguyên.[6][7] Mục tiêu phát triển bền vững là nâng cao mức sống tiêu chuẩn toàn cầu và giữ cho mức tăng việc sử dụng các nguồn tài nguyên trên toàn cầu không vượt mức bền vững, điều này có nghĩa là không vượt quá mức tiêu thụ của hành tinh. Thông tin từ các báo cáo theo quy mô thành phố, khu vực và quốc gia xác nhận xu hướng toàn cầu về vấn đề xã hội đang ngày càng trở nên kém bền vững theo thời gian.[8][9]

Tác động toàn cầu của con người lên đa dạng sinh học

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bền vững http://www.stanford.edu/group/microdocs/elements.h... http://css.snre.umich.edu/facts/factsheets.html http://masonweb.wm.edu/sustainability/ http://www.vitalgraphics.net/ http://www.grida.no/soe/ http://www.footprintnetwork.org/en/index.php/GFN/p... http://assets.panda.org/downloads/living_planet_re... http://www.un.org/esa/population/publications/wpp2... http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/4604556.... https://dmoztools.net/Science/Environment/Sustaina...